Ngày 15/7/2021, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị Sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2021. Đồng chí Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái đã chủ trì hội nghị; dự Hội nghị có Đại diện lãnh đạo các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn, các Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Ngân hàng nhà nước chi nhánh.
Toàn cảnh hội nghị
Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành Ngân hàng đã sớm triển khai nhiệm vụ để thực hiện tốt các Chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Tỉnh về hoạt động ngân hàng. Với phương châm vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã chia sẻ khó khăn với khách hàng, tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, do vậy dư nợ tín dụng trong 6 tháng đầu năm có sự tăng trưởng khá tốt. Các chi nhánh ngân hàng và QTDND đã tập trung đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Với sự nỗ lực đó, đến 30/6/2021, hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn thông suốt và có sự tăng trưởng khá tốt so với đầu năm và tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng khá cao, tỷ lệ tăng 10,63% so với 31/12/2020; Tổng dư nợ tăng tốt đặc biệt là tăng trưởng ngay từ đầu năm, tỷ lệ tăng 5,41% so với 31/12/2020; Nợ xấu nội bảng tiếp tục được kiểm soát (chỉ chiếm 0,66%).
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021, đồng chí Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các chi nhánh Ngân hàng cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Một là, tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh, không được lơ là, chủ quan nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
- Hai là, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid -19 gây ra theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020; Triển khai chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19; tiết kiệm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vay vốn bị ảnh hưởng do đại dịch Covid -19 gây ra.
- Ba là, huy động tốt mọi nguồn vốn để cho vay phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tập trung nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ, cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống.
- Bốn là, thực hiện tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng, chú trọng biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nợ xấu phát sinh; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của kiểm soát nội bộ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Thường xuyên rà soát các khoản cấp tín dụng để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.
- Năm là, phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ.
- Sàu là, thường xuyên phối hợp với các cơ quan, thông tin đại chúng làm tốt công tác thông tin tuyên truyền cơ chế, chính sách và hoạt động ngân hàng giúp đông đảo người dân và doanh nghiệp hiểu nắm vững được cơ chế, chính sách, quy định của ngân hàng để tiếp cận và tạo sự đồng thuận cao của xã hội đối với hoạt động Ngân hàng.
- Bảy là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, kịp thời phát hiện những sai phạm, hạn chế để cảnh báo sớm giúp các chi nhánh ngân hàng có biện pháp khắc phục, sửa chữa nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả.
- Tám là, chấp hành nghiêm túc quy định về chế độ báo cáo thống kê, chịu trách nhiệm về tính kịp thời, chính xác của số liệu báo cáo.
NTH tổng hợp
Ngày 15/7/2021, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị Sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2021. Đồng chí Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái đã chủ trì hội nghị; dự Hội nghị có Đại diện lãnh đạo các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn, các Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Ngân hàng nhà nước chi nhánh.Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành Ngân hàng đã sớm triển khai nhiệm vụ để thực hiện tốt các Chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Tỉnh về hoạt động ngân hàng. Với phương châm vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã chia sẻ khó khăn với khách hàng, tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, do vậy dư nợ tín dụng trong 6 tháng đầu năm có sự tăng trưởng khá tốt. Các chi nhánh ngân hàng và QTDND đã tập trung đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Với sự nỗ lực đó, đến 30/6/2021, hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn thông suốt và có sự tăng trưởng khá tốt so với đầu năm và tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng khá cao, tỷ lệ tăng 10,63% so với 31/12/2020; Tổng dư nợ tăng tốt đặc biệt là tăng trưởng ngay từ đầu năm, tỷ lệ tăng 5,41% so với 31/12/2020; Nợ xấu nội bảng tiếp tục được kiểm soát (chỉ chiếm 0,66%).
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021, đồng chí Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các chi nhánh Ngân hàng cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Một là, tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh, không được lơ là, chủ quan nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
- Hai là, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-Ngân hàng Nhà nước ngày 07/01/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid -19 gây ra theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 03/2021/TT-Ngân hàng Nhà nước ngày 02/4/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-Ngân hàng Nhà nước ngày 13/3/2020; Triển khai chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19; tiết kiệm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vay vốn bị ảnh hưởng do đại dịch Covid -19 gây ra.
- Ba là, huy động tốt mọi nguồn vốn để cho vay phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tập trung nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ, cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống.
- Bốn là, thực hiện tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng, chú trọng biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nợ xấu phát sinh; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của kiểm soát nội bộ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Thường xuyên rà soát các khoản cấp tín dụng để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.
- Năm là, phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ.
- Sàu là, thường xuyên phối hợp với các cơ quan, thông tin đại chúng làm tốt công tác thông tin tuyên truyền cơ chế, chính sách và hoạt động ngân hàng giúp đông đảo người dân và doanh nghiệp hiểu nắm vững được cơ chế, chính sách, quy định của ngân hàng để tiếp cận và tạo sự đồng thuận cao của xã hội đối với hoạt động Ngân hàng.
- Bảy là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, kịp thời phát hiện những sai phạm, hạn chế để cảnh báo sớm giúp các chi nhánh ngân hàng có biện pháp khắc phục, sửa chữa nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả.
- Tám là, chấp hành nghiêm túc quy định về chế độ báo cáo thống kê, chịu trách nhiệm về tính kịp thời, chính xác của số liệu báo cáo.
NTH tổng hợp